Bởi vấn đề của Phú Quốc không chỉ là chuyện lượng khách sụt giảm. Với những lợi thế trời cho,úQuốckhôngthểtiếptụcthụtlùcgv vincom metropolis liễu giai đảo ngọc của VN đã từng được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia) và Boracay (Philippines). Nhưng hiện tại thì sao? Không chỉ thụt lùi so với "láng giềng", Phú Quốc còn thụt lùi ngay cả so với các điểm đến trong nước. Đáng lo ngại hơn là hình ảnh một Phú Quốc xấu xí với nạn chặt chém, xây dựng trái phép, ô nhiễm môi trường... đang khiến chính khách Việt cũng e ngại khi đến với đảo ngọc.
Sự thụt lùi của Phú Quốc cũng tỷ lệ thuận với sự sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư tâm huyết đã đổ hàng chục tỉ USD để đồng hành cùng chính quyền địa phương biến đảo ngọc thành đảo thiên đường. Với hàng loạt sản phẩm "bom tấn" được thế giới vinh danh, chúng ta đã từng mơ Phú Quốc sẽ trở thành điểm đến của giới siêu giàu trong khu vực và trên thế giới, nhưng giờ thì sao? Những khu nghỉ dưỡng, khách sạn ế khách ngay trong mùa cao điểm; những chương trình quảng bá bị "nốc ao" bởi vấn nạn kinh doanh chụp giựt. Chưa nói đến gánh nặng chi phí, lãi vay đè nặng lên vai họ, thì niềm tin, tâm huyết của họ đang bị tổn thương nặng nề. Phú Quốc sẽ thu hút nhà đầu tư mới thế nào nếu các nhà đầu tư hiện hữu đang tiến thoái lưỡng nan?
"Đảo ngọc thành đảo ngược" cũng phụ tâm huyết của Đảng và Nhà nước đã dành rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho Phú Quốc. Từ đầu năm 2021, Phú Quốc trở thành thành phố đảo đầu tiên của VN; từ 1.7.2020 khách quốc tế đến Phú Quốc không chỉ được miễn thị thực trong thời gian dài gấp đôi khi đến các địa phương khác tại VN, mà còn được mua hàng miễn thuế với ưu đãi vượt trội... Những tưởng với các cơ chế đặc biệt, cùng với lợi thế trời cho, Phú Quốc sẽ đột phá, không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn đưa hình ảnh đất nước VN tươi đẹp ra thế giới mạnh mẽ hơn. Thế nhưng thực tế như nói trên, Phú Quốc đang loay hoay với một loạt vấn đề.
Phú Quốc đi thụt lùi không chỉ lãng phí tài nguyên mà còn lãng phí cơ chế, nguồn lực của Nhà nước và doanh nghiệp đổ vào đây. Cũng xin nhắc lại, câu chuyện của Phú Quốc không phải đến bây giờ mới được đặt ra mà đã được phản ánh rất lâu trước đó. Thế nhưng chưa có một chương trình hành động quyết liệt, bài bản, xuyên suốt nào được triển khai để lấy lại vị thế cho đảo ngọc, lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư, để du lịch bứt phá và đóng góp vào phục hồi, tăng trưởng chung của đất nước. Vậy thì phải có người chịu trách nhiệm cụ thể cho những điều này chứ? Không thể cứ cao điểm ế khách thì lại đổ lỗi cho giá vé máy bay; phản ánh chặt chém thì lại giải thích lòng vòng rồi mọi chuyện lại đâu vào đó. Còn ô nhiễm môi trường, còn xây dựng trái phép, còn xí đất chiếm rừng...
Phú Quốc cần nhìn thẳng vào thực tế để hành động quyết liệt, lấy lại vị thế, lấy lại hình ảnh và biến đảo ngọc thành hòn đảo thiên đường, hub du lịch cả trong và ngoài nước. Còn nếu ai sợ trách nhiệm, "ai không làm được thì đứng sang một bên" như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh.
Chúng ta không thể để Phú Quốc tiếp tục thụt lùi.