Lớp học do ông Huỳnh Văn Phê (83 tuổi) và vợ là bà Huỳnh Thị Lành (85 tuổi) mở từ năm 1994 và trực tiếp đứng lớp. Học sinh đa số là những em nhỏ theo cha mẹ từ miền Tây lên TP.HCM,ớphọctìnhthươngcủađôivợchồnggiàô tô Bình Dương mưu sinh với đủ nghề như phụ hồ, mua bán ve chai, bán vé số, chạy xe ôm...
Thời gian đầu, lớp học được che chắn tạm bợ bằng mái lá, sau đó được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng kiên cố bằng bê tông. Sau gần 3 thập niên, lớp học vẫn tồn tại đến nay với cái tên quen thuộc: "Lớp học tình thương ấp Tân Lập".
Gần nửa đời người gắn bó với phấn trắng, bảng đen, thế nhưng ông bà chẳng nhận mình là người thầy, mà chỉ xem mình là người dạy chữ cho con cháu. Ông Phê, bà Lành được người dân gọi với cái tên thân thuộc: "ông Tư, bà Tư".
Những năm trước, mỗi em nhỏ đến học đóng 15.000 đồng để trang trải điện nước, dụng cụ học tập; nhưng khoảng 2 - 3 năm trở lại đây, ông bà quyết định không thu bất kỳ khoản tiền nào để các em nhỏ có điều kiện theo học.
Gần 30 năm qua, lớp học của đôi vợ chồng già đã dạy kiến thức tiểu học cho gần 2.000 em nhỏ. Nhiều người trong số đó sau này đã đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Điều mà ông bà canh cánh trong lòng là lớp học nằm trong khu đất quy hoạch thuộc quản lý của ĐH Quốc gia TP.HCM, sẽ bị giải tỏa… Lớp học sớm muộn phải đóng cửa và dừng lại chặng đường gieo con chữ suốt bao năm qua.